Môn phái nằm trong khoảng giai đoạn phong trào phản Thanh phục Minh ở Hoa lục, cách ngày nay trên dưới 200 năm, đang phát triển rầm rộ. Chi tiết hơn về niên đại, Vương Thái trong Sổ tay Võ thuật còn viết: "Võ phái Vịnh Xuân ra đời gần 2 thế kỷ, vào năm Gia Khánh đời Thanh (1810), thuộc Nam Phái Thiếu Lâm".
Một trong những thuyết phổ biến nhất do Đại tôn sư Vịnh Xuân Diệp Vấn truyền lại là danh xưng môn phái bắt nguồn từ tên của vị tổ sư môn phái là Nghiêm Vịnh Xuân
Vịnh Xuân truyền thống có 4 bài quyền cốt lõi, trong đó 3 bài đầu lần lượt tương ứng với trình độ môn sinh sơ cấp, trung cấp và cao cấp là Tiểu niệm đầu, Tầm kiều và Tiêu chỉ, làm nền tảng bài thứ 4 là bài Mộc nhân trang (tập luyện với mộc nhân), còn gọi là bài 116 (Hồng Kông); bài 160 (Quảng Đông) hay 108 (Việt Nam).
1. Bài Tiểu niệm đầu đưa ra các thế tay (kiều thủ) căn bản, thế tấn Nhị tự kiềm dương mã và khái niệm Trung tâm Tuyến cho nên cũng được coi là bài tập cho môn sinh phép phòng thủ căn bản.
2. Bài Tầm kiều đưa ra các thế tay phản công và các đòn chân (Thoái pháp, Cước pháp) và cách thức di chuyển bộ vị (Kiềm dương + Mai hoa bộ; đây là kỹ thuật nâng cao của môn đồ cao thủ Vịnh Xuân hệ phái của ông Lục Viễn Khai) khi giao đấu hoặc thực chiến.
3. Bài Tiêu chỉ là kỹ thuật nâng cao và chỉ được truyền dạy cho đệ tử trong môn để làm nền tảng cho bài Mộc nhân trang.
Binh khí Lục điểm bán côn
Bài Lục điểm bán côn sử dụng cây côn (gậy) rất dài, thường bằng cao độ của người luyện tập cộng thêm phần cánh tay giơ cao (khoảng 2 thước rưỡi), có lẽ xuất xứ ban đầu cây sào chống thuyền của các môn đồ Hồng thuyền. Ở Việt Nam bài côn này có thể được tập với tề mi côn (côn ngắn đến lông mày)
Binh khí Bát trảm đao
Tùy chi phái, cây đao sử dụng trong bài còn được gọi là Ngân Loan đao, Song tô, Trủy thủ hay Dao quai, và bài còn có tên gọi là Hồ điệp đao, Hồ điệp song đao hay Nhị tự song đao