Trình độ Lam Đai Nhị thi thăng cấp Lam Đai Tam
1. Võ thuật là gì?
Đáp: Võ thuật là kỹ thuật dùngsức (đòn, thế, vũ khí… để ứng chiến với người và vật).
- Dùng sức bằng kỹ thuật sử dụng Tay là Quyền thuật.
- Dùng sức bằng kỹ thuật sử dụng Chân là Cước thuật.
- Dùng sức bằng kỹ thuật sử dụng Đao, Kiếm…là Đao thuật, Kiếm thuật.
Cổ nhân thường nói “thập bát ban võ nghệ” là chỉ sử dụng nhiều thứ vũ khí khác nhau.
2. Võ đạo là gì?
Đáp: Võ đạo là đường lối, hệ thống tư tưởng rõ rệt của một môn phái hướng dẫn quan niệm sống cho người học võ.
3. Một trường dạy võ thuật khác với một trường dạy võ đạo ra sao?
Đáp: Một trường dạy võ thuật hướng dẫn người học võ kỹ thuật dùng sức để ứng chiến với người và vật. Một trường dạy võ đạo, ngoài phần hướng dẫn cho người học võ kỹ thuật dùng sức, còn trau dồi cho họ một quan niệm sống đúng đắn để cho mọi người kính trọng và thành công trong đời sống.
4. Môn phái võ thuật muốn đi đến võ đạo phải có những điều kiện gì?
Đáp: Môn phái võ thuật muốn đi đến võ đạo phải có:
- Một tinh thần dân tộc đầy đủ.
- Một ý thức hệ võ học vững chắc.
- Một hệ thống võ học toàn diện.
- Một phương pháp giảng dạy hữu hiệu.
- Một thời gian quảng bá võ thuật.
5. Vì sao ngành võ nước nhà trước đây mới đi đến thuật chứ chưa đi đến đạo?
Đáp: Sở dĩ ngành võ nước nhà trước đây chỉ đi đến thuật chứ chưa đi tới đạo vì giữa văn và võ có sự phân biệt quá máy móc nên chưa hệ thống hóa những ý niệm tốt đẹp để trở thành một nền võ đạo dân tộc.
6. Vào thời nào nền võ đạo của dân tộc Việt Nam gần hình thành qua việc thành lập Giảng Võ Đường?
Đáp: Năm 1253 đời nhà Trần, Giảng Võ Đường được thành lập song song với Quốc Học Viện, lúc đó nền võ đạo dân tộc gần hình thành.
7. Thế nào là tính cách Tộc Truyền và Bí Truyền?
Đáp: Tộc Truyền là chỉ dạy võ trong phạm vi thu hẹp, gồm những người trong dòng họ và một vài môn đệ tâm huyết, không truyền bá rộng rãi. Bí Truyền là vị võ sư thời xưa dù tương đắc với học trò đến thế nào, bao giờ cũng giữ lại vài thế võ độc đáo để đề phòng những trường hợp “trò phản thầy”. Việc giảng dạy có tính chất tình cảm và tùy hứng. Không đặt thành một chương trình huấn luyện quy mô, rõ rệt. Do đó, các môn võ và thế võ độc đáo mai một theo thời gian, không phát triển được.
8. Từ Vovinam tới Việt Võ Đạo khác với từ Nhu Thuật tới Nhu Đạo ở những điểm nào?
Đáp: Từ Vovinam tới Việt Võ Đạo khác với từ Nhu Thuật tới Nhu Đạo ở hai điểm:
a.Làng võ Nhật Bản đã chính thức được hưởng không khí sinh hoạt võ sĩ đạo từ trên hai ngàn năm. Còn ở Việt Nam, mặc dù đã có nhiều thời đại dụng võ nhưng đến lúc xây dựng một nền võ đạo dân tộc, không khí sinh hoạt võ đạo của dân tộc đã mai một, nên cần phải xây dựng lại từđầu. Đó là chưa kể sự du nhập của các nền võ thuật ngoại quốc để làm chúng ta bị cuốn hút theo, mà không chú ý đến những gì có tính cách tự lập, tự cường, phải dày công xây dựng.
b.Nhu Đạo chỉ là giai đoạn phát triển hoàn bị của Nhu Thuật, nhưng Việt Võ Đạo không phải chỉ là một giai đoạn phát triển hoàn bị của Vovinam, vì ngoài nhiệm vụ kết tinh những gía trị võ thuật của Vovinam và xây dựng một ý thức hệ võ học, Việt Võ Đạo còn có nhiệm vụ tổng hợp các gía trị võ và vật xưa và nay, đồng thời lấy các môn võ hiện đại trên thế giới làm võ liệu nghiên cứu, phối hợp cả Nhu lẫn Cương để hình thành một nền võ đạo cho dân tộc Việt Nam.
9. Tinh thần Võ Đạo của Việt Võ Đạo chủ trương có mấy phần vụ?
Đáp:Tinh thần Võ Đạo của Việt Võ Đạo chủ trương có 3 phần vụ:
a.Sống: Với tất cả lửa sống tiềm tàng trong tâm thân, phải luôn cố gắng kiện toàn bản thân trên ba phương diện: thân thể khỏe mạnh, trí tuệ minh mẫn, tâm hồn cao thượng, để trở thành những con người toàn diện giúp ích cho gia đình và xã hội.
b.Giúp cho người khác sống: không lấy sự kiện toàn của bản thân làm lợi khí, giành giật quyền sống của người khác. Trái lại, phải tôn trọng, giúp đỡ, tạo điều kiện để người khác cùng tiến bộ và hưởng vị sống như mình.
c.Sống cho người khác: Phần vụ cao quý nhất đòi hỏi phải hy sinh một số quyền lợi về vật chất lẫn tinh thần. Vì cuộc sống của chúng ta liên quan ràng buộc với cuộc sống của mọi người, các nhu cầu chúng ta được hưởng, sự thành công của chúngta trong cuộc sống đều do mọi người chung quanh hỗ trợ, giúp đỡ.
10. Hãy trnh bày mục đích của Việt Võ Đạo?
Đáp: Việt Võ Đạo có 3 mục đích:
a.Bảo tồn, phát triển và quảng bá võ học Việt Nam hầu nêucao tinh thần thượng võ, bất khuất của dân tộc. Khai thác trọn vẹn cả hai phần Cương và Nhu của con người để xiển dương môn phái, bằng cách chuốt lọc những thế võ và vật cổ truyền Việt Nam rồi phối hợp, thái dụng mọi tinh hoa võ thuật đã và hiện có trên thế giới.
b.Thâu thập, nghiên cứu và phát minh các bài, thế võ để tu bổ và xây dựng nền võ học Việt Nam ngày càng phong phú hơn.
c.Huấn luyện môn sinh về ba phương diện: Võ Lực, Võ Thuật và tinh thần võ đạo.
11. Về võ lực, Việt Võ Đạohuấn luyện môn sinh ra sao?
Đáp: Về võ lực, Việt Võ Đạo huấn luyện cho môn sinh một thân hình rắn rỏi, vững vàng, một sức lực mạnh mẽ dẻo dai, để có thể chịu đựng mọi khó khăn cực nhọc, đẩy lùi bệnh hoạn, giữ cho thân thể luôn tráng kiện và lành mạnh.
12. Về võ thuật, Việt Võ Đạo huấn luyện cho môn sinh như thế nào?
Đáp: Về võ thuật, Việt Võ Đạo huấn luyện cho môn sinh một kỹ thuật dùng sức tinh vi để tự vệ hữu hiệu đạt tới một nghệ thuật cao quý để phục vụ con người và sẳn sàng bênh vực lẽ phải.
13. Về võ đạo, Việt Võ Đạo huấn luyện cho môn sinh những gì?
Đáp: Về võ đạo, Việt Võ Đạo huấn luyện cho môn sinh một tâm hồn cao thượng, một ý chí quật cường, một phong thái hào hiệp, một tinh thần kỷ luật tự giác, một nếp sống hợp quần trong tinh thần đồng đạo, một truyền thống hy sinh cao cả. Một đức độ khoan dung từ ái để phục vụ hữu hiệu cho bản thân, gia đình, dân tộc và nhân loại.
14. Để thực hiện các mục đích trên, Việt Võ Đạo hoạt động theo các tôn chỉ nào?
Đáp: Để thực hiện ba mục đích nêu trên, môn phái Vovinam Việt Võ Đạo chủ trương hoạt động theo 5 quan điểm sau:
a.Mọi hoạt động của môn phái Vovinam Việt Võ Đạo đều xây dựng trên nền tảng lấy con người làm cứu cánh, lấy đạo hạnh làm phương châm, lấy kỹ thuật và ý chí quật cường làm phương tiện.
b.Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo là một đại gia đình trong đó các môn đồ thương yêu, kính trọng lẫn nhau. Sự kính trọng và lòng thương ấy đan kết thành kỷ luật môn phái, một giềng mối vững chắc giúp các môn đồ đoàn kết chặt chẽ để nêu cao danh dự môn phái và trở thành những con người toàn diện.
c.Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo luôn luôn tích cực góp phần vào mọi công cuộc giáo dục thanh thiếu niên.
d.Mọi hoạt động của môn phái Vovinam Việt Võ Đạo đều không có tính cách chính trị và tôn giáo.
e.Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo luôn tôn trọng các võ phái khác để cùng xây dựng một nền võ học Việt Nam với tinh thần võ hữu thật sự.
15. Hãy giải thích đại cương nguyên lý “Cương Nhu Phối Triển”?
Đáp: Theo nghĩa thông thường, Cương là cứng, Nhu là mềm dẻo. Trong võ học, các phái thiên về Cương có kyĐể thực hiện ba mục đích nêu trên, môn phái Vovinam Việt Võ Đạo chủ trương hoạt động thuật cứng và mạnh, lây sức làm cjính, cách xử thế hùng dũng, quyết liệt, uy nghiêm. Các võ phái thiên về Nhu co kỹ thuật linh hoạt, uyển chuyển, ít dùng sức, cách xử thế hòa nhã, khiêm cung, tế nhị. Các môn sinh Việt Nam trước đây không theo cương hay nhu nhất định, nó biến hóa linh động tùy theo thể tạng mỗi người, mỗi địa phương. Nhận thấy trong cây tre Việt Nam, có cương, có nhu, có cả cứng rắn và mềm dẻo, có cả bền bỉ và gai góc. Tóm lại, nó hội đủ hai tính Cương Nhu hợp thành một thể thống nhất, nó rất giống với bản chất và tính tình con người Việt Nam. Từ sự quan sát đó, sau khi nghiên cứu sâu sắc nhiều ngành võ thuật trên thế giới và dân tộc, Cố Võ Sư Sáng Tổ Nguyễn Lộc đã lấy địnhluật “Cương Nhu Phối Triển” làm nguyên lý Vovinam Việt Võ Đạo. Cương Nhu phối triển không chỉ đơn thuần là một sự bao hàm cả hai tính Cương và Nhu mà thật sự nó linhhoạt biến hóa vô cùng, lúc thì cương nhiều nhu ít, lúc thì cương ít nhu nhiều, lúc vừa cương vừa nhu tùy theo mỗi hoàn cảnh và mỗi tình huống.